1.
Âm 2 môi: b, p, m
Ë
B
[p]->[pua]: khi phát âm 2 môi khép, khoang miệng chứa đầy khí, 2 môi bật ra
để khí đột ngột phát ra, âm không bật
hơi.
Ë
P
[p‘]->[p‘ua]: phát âm giống b nhưng bật
hơi mạnh.
Ë
M
[m]->[mua]: khi phát âm 2 môi khép và luồng khí theo khoang mũi ra ngoài,
dây thanh rung.
2.
Âm môi răng: f F [ph]->[phua]: khi
phát âm răng trên tiếp xúc với môi dưới, hơi từ khoang giữa ma sát ra ngoài,
dây thanh không rung.
3.
Âm đầu lưỡi: d, t, n, l
Ë
D
[t]->[tưa]: khi phát âm đầu lưỡi chạm vào chân răng trên, khoang miệng trữ
hơi rồi đầu lưỡi hạ nhanh xuống khiến luồng hơi đột ngột ra ngoài, dây thanh
không rung.
Ë
T [th]->[thưa]:
phát âm gần giống d nhưng bật hơi.
Ë
N [n]->[nưa]:
khi phát âm đầu lưỡi chạm vào răng trên, luồng hơi theo khoang mũi ra ngoài ,
dây thanh rung.
Ë
L [l]->[lưa]:
khi phát âm đầu lưỡi chạm vào răng trên nhưng lùi về phía sau và luồng hơi theo
2 bên trước lưỡi ra ngoài, dây thanh rung.
4.
Âm cuống lưỡi: g, k, h
Ë
G [k]->[
cưa hay kưa]: khi phát âm phần cuống lưỡi nâng cao, sau khi trữ hơi hạ nhanh phần
cuống lưỡi xuống để hơi bật ra ngoài, dây thanh không rung.
Ë
K [kh‘]->[khưa]:
vị trí phát âm giống g nhưng lúc luồng hơi từ khoang miệng bật hơi giống như Kh
tiếng Việt.
Ë
H [h]->[hưa]:
khi phát âm cuống lưỡi tiếp xúc với ngạc mềm, luồng hơi từ khoang giữa ma sát
đi ra như h tiếng việt.
5.
Âm mặt lưỡi trước: j, q, x:
Ë
J [ch]->[chi]:
khi phát âm đầu lưỡi hạ tự nhiên, mặt lưỡi tiếp xúc với ngạc cứng, luồng hơi từ
khoảng mặt lưỡi trên ma sát với ngạc cứng bật ra ngoài, dây thanh không rung.
Ë
Q [ch‘]->[ch‘i]:
phát âm giống j nhưng cần bật hơi mạnh.
Ë
X [x]->[xi]:
mặt lưỡi trên gần sát với ngạc cứng, luồng hơi từ mặt lưỡi trên ma sát với ngạc
cứng, dây thanh không rung.
6.
Âm đầu lưỡi quặt: z, c,s:
Ë
Z [ch]->[chư]:
khi phát âm đầu lưỡi thằng chạm sát vào mặt sau răng trên, sau đó đầu lưỡi hơi
lùi cho luồng hơi khoang miệng ma sát ra ngoài, dây thanh không rung.
Ë
C [ch‘]->[ch‘ư]:
phát âm giống z nhưng cần dồn hết hơi bật ra ngoài.
Ë
S [s]->[sư]:
đầu lưỡi tiếp cận với phía sau răng cửa dưới, luồng hơi từ chỗ mặt lưỡi với
răng trên ma sát ra ngoài.
[
Âm cuốn lưỡi: zh, ch, sh, r:
Ë
Zh [tr]->[trư]:
khi phát âm đầu lưỡi trên cuộn chạm vào ngạc cứng , luồng hơi từ chỗ đầu lưỡi
và ngạc cứng ma sát đột ngột ra ngoài, dây thanh không rung.
Ë
Ch [tr‘]->[tr‘ư]:
vị trí phát âm giống zh nhưng bật hơi mạnh ra ngoài.
Ë
Sh [s]->[sư]:
khi phát âm phần trên đầu lưỡi cuộn lại tiếp cận với ngạc cứng, luồng hơi từ
khe giữa ngạc cứng và đầu lưỡi ma sát ra ngoài, dây thanh không rung.
Ë
R [r]->[rư]:
vị trí phát âm gần giống sh nhưng dây thanh rung.
[
Cách phát âm vận mẫu:
1.
Nguyên
âm “i”:
- Vị trí 1: giống “i” tiếng Việt, chỉ xuất hiện sau các phụ âm: b, p, m, d, t, n, l, j, q, x
- Vị trí 2: đọc giống “ư” trong tiếng Việt và chỉ xuất hiện sau: z, c, s,zh, ch, sh, r
- Vị trí 1: giống “i” tiếng Việt, chỉ xuất hiện sau các phụ âm: b, p, m, d, t, n, l, j, q, x
- Vị trí 2: đọc giống “ư” trong tiếng Việt và chỉ xuất hiện sau: z, c, s,zh, ch, sh, r
2.
Nguyên
âm “u”: đọc giống “u” trong tiếng Việt.
3.
Nguyên
âm “e”:
- Vị trí 1: giống “ưa” tiếng Việt, đứng sau “d, t, n, m, l, g, k, h” không kết hợp với các nguyên âm khác.
- Vị trí 2: đọc giống “ê” trong tiếng Việt, chỉ xuất hiện sau “i, u”.
- Vị trí 2: đọc giống “ê” trong tiếng Việt, chỉ xuất hiện trước “i”.
- Vị trí 1: giống “ưa” tiếng Việt, đứng sau “d, t, n, m, l, g, k, h” không kết hợp với các nguyên âm khác.
- Vị trí 2: đọc giống “ê” trong tiếng Việt, chỉ xuất hiện sau “i, u”.
- Vị trí 2: đọc giống “ê” trong tiếng Việt, chỉ xuất hiện trước “i”.
4.
Nguyên
âm “o”: đọc giống “ô” trong tiếng Việt
5.
Nguyên
âm “a”: đọc giống “a” trong tiếng Việt
6.
Nguyên
âm “ ü ”: đọc giống “uy” trong tiếng Việt.
7.
Nguyên
âm cuốn lưỡi “er”: đọc giống “ơ” trong tiếng Việt nhưng uốn
cong lưỡi.
8.
Nguyên âm ai - đọc giống ai
9.
Nguyên âm ei - đọc giống ây
10.
Nguyên âm ao - đọc giống ao
11.
Nguyên âm ou - đọc giống âu
12.
Nguyên âm an - đọc giống an
13.
Nguyên âm en - đọc giống ân
14.
Nguyên âm ang - đọc giống ang
15.
Nguyên âm eng - đọc giống âng
16.
Nguyên âm ong - đọc giống ung
17.
Nguyên âm ia - đọc giống i+a
18.
Nguyên âm ie - đọc giống i+ê
19.
Nguyên âm iao - đọc giống i+ao
20.
Nguyên âm iou -đọc giống i+âu
21.
Nguyên âm ian -đọc giống i+en
22.
Nguyên âm in - đọc giống in
23.
Nguyên âm iang - đọc giống i+ang
24.
Nguyên âm ing - đọc giống ing (hơi
kéo dài và luyến lưỡi)
25.
Nguyên âm iong - đọc giống i+ung
26.
Nguyên âm uo - đọc giống u+ô
27.
Nguyên âm uai - đọc giống u+ai
28.
Nguyên âm uei - đọc giống u+ây
29.
Nguyên âm uan - đọc giống u+an
30.
Nguyên âm uen - đọc giống u+ân
31.
Nguyên âm uang - đọc giống u+ang
32.
Nguyên âm ueng - đọc giống u+âng
33.
Nguyên âm üe - đọc giống uy+ê
34.
Nguyên âm üan - đọc giống uy+en
35.
Nguyên âm ün - đọc giống uyn
[ Những điều cần ghi nhớ khi học Ngữ âm tiếng Trung Qu ốc:
1.
Các vận mẫu “i, in, ing” có nguyên âm
“i” đứng trước, nếu không ghép với các thanh mẫu, phải viết thành: i___ yi in___ yin ing___ ying
2.
Các vận mẫu “ia, ie, iao, iou, ian,
iang, iong” có nguyên âm “i” đứng trước, nếu không ghép với thanh mẫu, phải viết
thành: ia__ ya ie__ye iao__yao iou__you ian__yan iang__yang iong__yong
3.
Các vận mẫu “ü, üe, üan, ün” có nguyên
âm “ü” đứng trước, nếu phía trước không mang thanh mẫu, phải viết thành: ü__yu, üe___yue,
üan___yuan, ün___yun
4.
Các vận mẫu “ü, üe, üan, ün” có nguyên
âm “ü” đứng trước, khi ghép với các thanh mẫu “j, q, x” phải bỏ 2 dấu chấm trên
“ü”, viết thành: ju jue juan jun
qu que quan qun xu xue xuan xun
5.
Các vận mẫu “ü, üe”có nguyên âm “ü” đứng
trước, khi ghép với các thanh mẫu “n, l” phải viết thành: (Lưu ý: giữ nguyên
hai dấu chấm trên “ ü ”): nü, nüe, lü, lüe
6.
Nếu nguyên âm “u” đứng một mình tạo
thành âm tiết, phía trước không có thanh mẫu, phải viết thành: u___wu
7.
Các vận mẫu “ua, uo, uai, uei (ui), uan,
uen (un), uang, ueng” đều có nguyên âm “u” đứng trước, nếu không ghép với các
thanh mẫu, phải viết thành: ua--wa, uo___wo, uai____wai, uei___wei , uan____wan, uen___wen,
uang___wang, ueng__weng
8.
Nguyên âm “u” không thể ghép với các
thanh mẫu “ j, q, x”.
9.
Nguyên âm “iou” khi ghép với các thanh mẫu
trước đó, phải bỏ “o” đi, viết thành: iou___iu. Ví dụ: qiū niú jiǔ
liù
10.
Các vận mẫu “uei, uen” nếu ghép với các
thanh mẫu trước đó, phải bỏ “e” đi, viết thành: uei___ui; uen___ un. Ví dụ: chuī huí zuǐ
ruì kūn lún
zhǔn dùn
11.
Dấu cách âm: Các âm tiết có nguyên âm
“a, o, e” đứng đầu, khi đặt phía sau âm tiết khác, nếu ranh giới giữa hai âm tiết
bị lẫn lộn, phải dùng dấu cách âm (&;) để tách ra. Ví dụ: píng‘ ān hǎi‘ōu ǒu‘ěr
12.
Những danh từ riêng như: tên người, địa
danh, cơ quan, đoàn thể, đảng phái… đều phải viết hoa chữ cái đứng đầu. Ví dụ: Běijīng
Mǎ lǎoshī Hànyǔ
Chữ cái đứng đầu mỗi câu và mỗi đoạn đều phải viết hoa.
Chữ cái đứng đầu mỗi câu và mỗi đoạn đều phải viết hoa.
[ Các thanh trong phiên âm:
Trong phiên âm
|
Tiếng Việt
|
[ ] – thanh nhẹ
|
đọc như khi
không có dấu, nhưng ngắn hơi một chút
|
[ - ] – thanh
1
|
đọc bình thường,
như không dấu
|
[ˊ] – thanh 2
|
đọc như dấu sắc
|
[ ˇ ] – thanh
3
|
đọc như dấu hỏi
|
[ˋ] thanh 4
|
đọc gần như tựa
dấu nặng “ nửa thanh nặng”
|
[ Sự biến điệu của thanh 3:
1.
Thanh 3 Đơn + Thanh 3
Đơn:
a)
Nếu 2 thanh 3 Đơn
đứng liền nhau thì thanh 3 đứng trước đọc thành thanh 2 VD: 你好nǐ hǎo → ní hǎo –
chào bạn.
b)
Nếu 3 thanh 3 Đơn đứng
liền nhau thì thanh 3 đứng giữa đọc thành thanh 2 VD: 我很好wǒ hěn hǎo → wǒ hén hǎo
– Tôi rất khỏe.
c)
Nếu 4 thanh 3 đơn đứng liền nhau thì ta đọc như 2 thanh 3
đơn bằng cách cặp đôi hai từ liền nhau. VD: 我也 很好 wǒ yě hěn hǎo → wó yě hén hǎo – Tôi cũng rất khỏe.
2.
Thanh 3 Đơn
+ Thanh 3 Kép: Thì thanh 3 giữa đọc thành thanh 2
a)
VD: 好领导 hǎo lǐng dǎo đọc thành → hǎo líng dǎo ( Lãnh đạo tốt).
3.
Thanh 3 Kép
+ Thanh 3 Đơn: Thì 2 thanh 3 đầu đọc thành thanh 2
a)
VD: 领导 好 lǐng dǎo hǎo
đọc thành → líng dáo hǎo ( Chào lãnh đạo)
[
Biến điệu của “ 不bù” :
Khi “bù” đứng một mình hoặc đứng trước
thanh 1, thanh 2, thanh 3, sẽ đọc nguyên thanh 4. Ví dụ: bù tīng , bù píng, bùdǒng.
Khi “bù” đứng trước thanh 4, đọc thành
thanh 2. Ví dụ: bú qù, bú zài , bú shì.
[
Biến điệu của “ 一 yī ” :
Chữ 一 yī: Khi đứng sau 一 yī là âm tiết
mang thanh thứ tư thì一 yī đọc thành thanh thứ
hai (yí), VD: yígè, yíhàn,…. ;
Khi đứng sau 一 yī là âm tiết mang thanh thứ 1, 2, 3 thì一 yī đọc thành thanh thứ tư (yì), ví dụ: yìbān, yìdiǎn,…..
[
Âm cuốn lưỡi:
Do tiếng phổ thông Trung Qu ốc dùng âm Bắc Kinh làm
chuẩn nên có rất nhiều âm tiết cuốn lưỡi. Cách viết của âm cuốn lưỡi là thêm
“r” vào sau vận mẫu gốc, âm cuốn lưỡi chỉ là sự biến đổi ngữ âm không đáng kể
trong cách phát âm, không biểu thị ý nghĩa nào khác, ví dụ: wán (玩 chơi) và wánr (玩儿chơi)
đều có ý nghĩa như nhau.
Tuy
nhiên cũng có những trường hợp sẽ hình thành nên các từ có ý nghĩa khác nhau,
ví dụ: “tóu” (头 đầu) khác nghĩa với “tóur” (头儿 sếp).
[ Luyện tập phát âm:
² b ba bo bai bei bao ban ben bang beng bi bie biao bian bin bing
² p pa po pai pao pou pan pen pang peng pi pie piao pian pin ping
² m ma mo me mai mao mou man men mang meng mi mie miao miu mian min ming
² f fa fo fei fou fan fen fang feng
d da de dai dei dao dou dan dang deng di die diao diu dian ding
d da de dai dei dao dou dan dang deng di die diao diu dian ding
² t ta te tai tao tou tan tang teng ti tie tiao tian ting
² n na nai nei nao no nen nang neng ni nie niao niu nian nin niang ning
² l la le lai lei lao lou lan lang leng li lia lie liao liu lian lin liang ling
² g ga ge gai gei gao gou gan gen gang geng
² k ka ke kai kou kan ken kang keng
² h ha he hai hei hao hou hen hang heng
² j ji jia jie jiao jiu jian jin jiang jing
² q qi qia qie qiao qiu qian qin qiang qing
² x xi xia xie xiao xiu xian xin xiang xing
² zh zha zhe zhi zhai zhao zhou zhan zhen zhang zheng
² ch cha che chi chai chou chan chen chang cheng
² sh sha she shi shai shao shou shan shen shang sheng
² r re ri rao rou ran ren rang reng
² z za ze zi zai zao zou zang zeng
² c ca ce ci cai cao cou can cen cang ceng
² s sa se si sai sao sou san sen sang seng
² y ya yao you yan yang yu ye yue yuan yi yin yun ying
²
w wa
wo wai wei wan wen wang weng wu
āo óu
ào iū ǎo ōu áo òu
óu
iú iù iǔ òu
áo ǒu iú
zāo
sǎo zǒu jiū niǔ
liú zǎo
niú
jiù zòu jiǔ liù niū
liǔ
lóu
lòu zào liū
liù yāo
yòu
yáo
yǒu yào yōu yǎo
yóu yáo
kǎo
kào gǎo
gào bāo páo
pào
hǎo
mào háo máo
gāo māo hào
shāo
zhòu shǎo zhào
chāo cháo shào
chǎo
chōu shòu chóu
chǒu zháo zhāo
qiāo jiào xiǎo
xiào jiáo qiáo jiǎo xiāo
jiāo qiǎo qiào jiǎo qiào xiáo
(小草xiǎo
cǎo) (发愁fā
chóu) (漏水lòu
shuǐ) (喝酒hē
jiǔ)
(洗澡xǐ
zǎo) (小牛xiǎo
niú) (六岁liù suì) (走路zǒu lù)
(烧菜shāo
cài ) (扫地sǎo
dì ) (自豪zì háo ) (美好měi hǎo)
(柳树liǔ
shù) (凑巧còu
qiǎo) (微笑wēi
xiào) (喝粥hē zhōu)
(帽子mào
zi ) (小池xiǎo
chí) (教室jiào
shì) (小桥xiǎo qiáo)
(酒杯jiǔ bēi)
(油费yóu fèi ) (股票gǔ piào) (小狗xiǎo gǒu)
(小溪 xiǎo xī) (多少duō shǎo) (宇宙yǔ zhòu) (湖水hú shuǐ)
214 BỘ THỦ HÁN NGỮ
1.一Nhất: Một, thứ nhất,khởi
đầu các số đo, thuộc về dương, bao quát hết thảy.
2.丨Cổn: Nét sổ, đường
thẳng đứng trên thông xuống dưới.
3.丶Chủ: Nét chấm, một
điểm.
4.丿Phiệt: Nét phảy,
nét nghiêng từ phải qua trái, chỉ động tác.
5.乙Ất: Can thứ hai
trong mười can (Giáp, ất , bính, đinh…).
6.亅Quyết: Nét sổ có
móc, cái móc.
7.二Nhị: Số hai.
8.亠Đầu: Không có nghĩa, thường là phần trên của một số chữ khác.
9.人Nhân: Người, có hai chân, là sinh vật đứng thẳng, còn có dạng nhân đứng 仁.
10.儿Nhân (đi): Người, như hình người đang đi.
11.入 Nhập: Vào, tượng hình rễ cây đâm sâu vào đất.
12.八 Bát: Nguyên nghĩa là phân chia, còn có nghĩa là số tám.
13.冂 Quynh: Đất ở xa ngoài bờ cõi, như vòng tường bao quanh thành lũy.
14.冖 Mịch: Khăn chùm lên đồ vật, che đậy, kín không nhìn thấy rõ.
15.冫Băng: Nược đóng băng, nước đá.
16.几 Kỷ: Cái ghế, bảo thủ không biến đổi, ích kỷ.
17.凵 Khảm: Há miệng, vật để đựng đồ như máng chậu đấu…
18.刀 Đao: con dao hoặc hình thức khác 刂thường đứng bên phải các bộ khác.
19.力 Lực: Sức, như hình bàn tay đánh xuống.
20.勹 Bao: Bọc, gói, khom lưng ôm một vật.
21.匕
Tỷ (bỉ): Cái thìa.
22.匚
Phương: Đồ đựng, cái hộp, hình khoanh gỗ khoét ở giữa (nét ngang dưới).
23. 匸Hễ
(hệ): Che đậy. (nét ngang trên phủ quá sang trái nét sổ vuông).
24.十
Thập: Số mười, đầy đủ,(Đông tây nam bắc trung cung đủ cả).
25.卜
Bốc: Bói, Giống như những vết nứt trên yếm rùa để xem hung cát…
26.卩
Tiết: Đốt tre, một chi tiết nhỏ trong một sự vật hoắc hiện tượng.
27.厂
Hán: Chỗ sườn núi có mái che người xưa chọn làm chỗ ở.
28.厶
Tư: Riêng tư.
29.又
Hựu: Cái tay bắt chéo, trở lại một lần nữa.
30.口 Khẩu: Miệng (hình cái miệng).
31.囗 Vi: Vây quanh (phạm vi, gianh giới bao quanh).
32.土 Đất: Gồm bộ nhị 二với
bộ cổn丨
như hình cây mọc trên mặt đất.
33.士 Sĩ: Học trò, sĩ tử, những người nghiên cứu học vấn.
34.夊Truy (Trĩ): Theo sau mà đến kịp người đi trước.
35.夂 Tuy: Dáng đi chậm.
36.夕 Tịch: buổi tối (nửa chữ nguyệt- mặt trăng vừa mọc phần dưới chưa thấy
rõ).
37.大 Đại: lớn. hình người dang rộng hai tay và chân.
38.女 Nữ: Con gái. Như người con gái chắp tay trước bụng thu gọn vạt áo.
39.子 Tử: Con. Hình đứa trẻ mới sinh ra cuốn tã lót không thấy chân.
40. 宀 Miên: Mái nhà.
41.寸 Thốn: Tấc, một phần mười của thước.
42.小 Tiểu: Nhỏ bé, ít (còn nguyên thì to chia ra thì nhỏ).
43.尢 Uông: Què Hình người đững có chân không thẳng, cách viết khác:兀.
44.尸 Thi: Thây người chết, Thi thể.
45.屮 Triệt: Cây cỏ mới mọc (mới đâm chồi có hai lá và rễ cây).
46.山 Sơn (san): Núi.
47.巛 Xuyên: Sông cách viết khác:川, dòng sông có nhiều nhánh chảy vào.
48.工 Công: Việc, người thợ ( hình dụng cụ đo góc vuông).
49.己 Kỷ: Can thứ sáu trong mười can.
50.巾 Cân: Khăn (hình cái khăn cột ở thắt lưng hai đầu buông xuống).
51.干 Can: Phạm đến.
52. 幺Yêu: Nhỏ (hình đứa bé mới sinh).
53.广 Nghiễm: Nhân chỗ sườn núi làm nhà( cái chấm ở trên là nóc nhà).
54.廴 Dẫn:Đi xa ( chữ 彳-
xích là bước thêm nét dài để chỉ việc đi xa).
55.廾 Củng: Chấp hai tay cung kính ( cách viết hai chữ hựu又 gộp lại).
56.弋 Dực (dặc): Cái cọc, cột dây vào mũi tên mà bắn, cọc buộc súc vật.
57.弓 Cung: Cái cung để bắn tên.
58.彐 Kệ (kí): đầu con heo,cách viết khác: 彑.
59.彡 Sam: Lông dài (đuôi sam).
60.彳Xích: Bước ngắn, bước chân trái.
61.心
Tâm:
Tim(hình quả tim) cách viết khác:忄Hoặc chữ tiểu thêm nét phảy bên phải
(小丶).
62.戈 Qua: Cái kích bằng đầu.
63.戶 Hộ: Cửa một cánh. (Một nửa chứ môn 門 cửa rộng hai cánh).
64.手 Thủ: Tay . Cách viết khác: 扌, 才.
65.支 Cành cây ( Hựu又-
tay cùng nửa chữ trúc-竹
là cành cây).
66.攴 Phốc: Đánh nhẹ, cách viết khác 攵.
67.文 Văn: Nét vẽ. Đường giao nhau.
68.斗 Đấu: Cái đấu, đơn vị đo lường lương thực. (Đấu thóc, đấu gạo).
69.斤 Căn: Cái rìu (Hình cái rìu để đốn cây).
70.方 Phương: Vuông, Phương hướng, phía( hai thuyền đậu chung).
71.无 Vô: Không, chữ: Không無
xưa cũng viết như chữ旡
kiểu như chữ Kí旡.
72.日 Nhật: Mặt trời, ban ngày.
73.曰 Viết: Nói rằng, miệng khi nói hở răng và phát ra hơi (âm thanh).
74.月 Nguyệt: Mặt trăng, hình trăng khuyết, ban đêm có trăng.
75.木 Mộc: Cây, gỗ (hình cây có cành và rễ).
76.欠 Khiếm: Há miệng hả hơi ra ngáp. Thiếu ( khiếm nhã, khiếm khuyết).
77.止 Chỉ: Cái chân. Cái nền, thế đứng dừng lại.
78.歹 Ngạt: Xương tàn, rã rượi, tan nát.
79.殳 Thù: Cái gậy, Hình tay cầm gậy.
80.毋 Vô: Chớ.
81.比 Tỉ (bỉ): So sánh, so bì. Hình hai người đứng
ngang nhau để so cao thấp.
82.毛 Mao: Lông, hình cộng lông có nhiều sợi.
83.氏 Thị: Họ, ngành họ mạc trong một gia tộc. Phần đệm
trong họ tên phái nữ.
84.气 Khí: Hơi, khí mây làm thành mưa.
85.水 Thủy: Nước, hình dòng nước chảy, cách viết khác: 氵.
86.火 Hỏa: Lửa giốn như ngọn lửa bố cao, cách viết khác:灬.
87.爪 Trảo: Móng vuốt, Cách viết khác:爪,爫.
88.父 Phụ: Cha, Tay cầm roi đánh dậy con cái.
89.爻 Hào: Giao nhau. Mỗi quẻ trong kinh dịch có sáu
hào.
90.爿 Tường:Tấm ván. Hình nử bên trái của chữ mộc.
91.片 Phiến: Mảnh vật mỏng và phẳng.
92.牙 Nha: Răng. Hình răng hai hàm cắn vào nhau.
93.牛 Ngưu: Con bò. Cách viết khác: 牜.
94.犬 Khuyển: Con chó. Cách viết khác犭.
95.玄 Huyền: Sâu kín xa xôi. Màu đen có lằn sắc đỏ - màu
của trời của phật.
96.玉 Ngọc: Đá quí (hình viên ngọc sâu chuỗi với nhau
làm đồ trang sức).
97.瓜 Qua: Dưa, hình dây dưa bò lan trên đất và có quả.
98.瓦 Ngõa: Ngói, Gạch nung (Thợ nề gọi là thợ Ngõa) Đồ
vật liệu bằng đất nung.
99.甘 Cam: Ngọt. Vật ngon ngọt ngâm trong miệng.
100.生 Sinh: Sống, mọc, sinh ra. Hình cỏ cây mọc trên đất.
101.用 Dụng: Dùng.
102.田 Điền: Ruộng (hình thử ruông chia bờ xung quanh).
103.初 Sơ: trong sơ khai, Cách viết khác: 疋.
104.疒 Nạch: Tật bệnh (Người bện phải nằm trên giường).
105.癶 Bát (Bát đạp): Đạp ra. Nhiều nét hơn Bát Tám八.
106.白 Bạch: Trắng, màu của phương Tây.
107.皮 Bì: Da (Tay cầm dao lột da từ thây con vật).
108.皿 Mãnh: Đồ bát đĩa để ăn cơm.
109.目 Mục: mắt (Hình con mắt).
110.矛 Mâu: Cái mâu là một thứ binh khí ngày xưa dùng để
chiến đấu với kẻ thù.
111.矢 Thỉ: Mũi tên, Mũi nhọn có ngạnh đuôi có lông định
hướng bay.
112.石 Thạch: Đá (Chữ hán 厂- sườn núi, chữ khẩu口- hòn, tảng đá).
113.示 Kỳ (Kì, Thị): Thần đất, Cách viết khác: 礻.
114.禸 Nhữu (Nhựu): Vết chân thú dẫm xuống đất ( Nhại lại,
lắp lại).
115.禾 Hòa: cây lúa.
116.穴 Huyệt: Cái hang.
117.立 Lập: Đứng. Hình người đứng trên mặt đất.
118.竹 Trúc: Cây Tre, Hình thức khác: 竺.
119.米 Mễ: gạo (hạt lúa đã được chế biến).
120.糸 Mịch: Sợi tơ. (Hình lọn tơ được thắt lại).
121.缶 Phữu (Phẫu): Đồ sành như: vò, chum, vại, be có nắp
đậy.
122.网 Võng: Lưới để bắt thú hay đánh cá. Cách viết khác:
罒,罓.
123.羊 Dương: Con dê.
124.羽 Vũ: Lông chim (hai cánh chim có lông vũ).
125.老 Lão: Già. Người cao tuối râu tóc đã biến đổi. cách
viết khác:考.
126.而 Nhi: Râu.
127.耒 Lỗi: Cái cày. (Cái cày làm bằng gỗ, khi cầy làm cỏ
rậm bị vạch ra).
128.耳Nhĩ: Tai để nghe.
129.聿 Duật: Cây bút. Hình tay cầm cây bút viết.
130.肉 Nhục: Thịt. Cách viết khác: 月( gần giống chữ nguyệt: 月).
131.臣 Thần: Bề tôi (Hình ông quan cúi mình khuất phục).
132.自 Tự: Cái mũi (Hình cái mũi ở trên miệng) còn có
nghĩa là: Tự mình.
133.至 Chí: Đến( Hình con chim từ trên trời bay xuống đất-
đến nơi), chí hướng.
134.臼 Cữu: Cái cối giã gạo.
135.舌 Thiệt: Cái lưỡi.
136.舛 Suyễn: Trái nhau, nằm đối nhau, ngược lại.
137.舟 Chu: Thuyền.
138.艮 Cấn: Không nghe theo, chưa nhất trí, ngăn trở. Quẻ
Cấn trong bát quái.
139.色 Sắc: Sắc mặt. diện mạo.
140.艸 Thảo: Cỏ. cách viết khác: 丱, 艸, 艹.
141.虍 Hô: Vằn lông con cọp.
142.虫 Trùng: Côn trùng, rắn rết.
143.血 Huyết: Máu (Máu đựng trong bát để tế thần).
144.行 Hành: Đi ( hai chân lần lượt bước tới).
145.衣 Y: Áo.
146.襾 Á: Che đậy, cái nắp.
147.見 Kiến: Thấy, xem, nhìn.
148.角 Giác: Cái sừng.
149.言 ngôn: Nói (thoại).
150.谷 Cốc: Khe suối chảy thông ra sông.
151.豆 Đậu: Cái bát có nắp đậy.
152.豕 Thỉ: Con Heo (Lợn).
153.豸 Trĩ: Loài thú có xương sống, lưng dài.
154.貝 Bối: Con Sò. Ngày xưa dùng vỏ sò làm tiền - tượng
trưng cho của quí.
155.赤 Xích: Màu đỏ, màu của phương nam.
156.走 Tẩu: Chạy.
157.足 Túc: Chân.
158.身 Thân: Thân mình.
159.車 Xa: Cái xe.
160莘 Tân: Vị cay, cay đắng, nhọc nhằn, lo toan, tần tảo.
161.辰 Thần: Thì giờ, sấm sét, chuyển giao mùa từ xuân
sang hạ (tháng ba).
162.辵 Sước: Chợt đi chợt đứng, Cách viết khác: 辶.
163.邑 Ấp: Nước nhỏ trong nước lớn, lãnh thổ vua ban cho chư hầu, làng, thôn…
164.酉 Dậu: Rượu ( Phương tây trong bát quái: Tí, Ngọ,
Mão, Dậu).
165.釆 Biện: Phân biệt. ( Biện luận, phản biện, biện
bàn).
166.里 Lí: Làng, Quả cây trồng. (Điền田 và thổ土).
167.金 Kim: Vàng, loài chim, Kim loại nói chung.
168.長 Trường: Dài, lâu.
169.門 Môn: Cửa.
170.阜 Phụ: Núi đất không có đá. Cách viết khác:阝.
171.隶 Đãi: Kịp (chạy cho nhanh theo kịp người đi trước).
172.隹 Chuy: Giống chim đuôi ngắn.
173.雨 Vũ: Mưa.
174.青 Thanh: Xanh. Màu của phương đông ngược với màu trắng
phương tây.
175.非 Phi: Không phải, trái, trái ngược( hai cánh chim đối
nhau).
176.面 Diện: Mặt.
177.革 Cách: Da thú thuộc bỏ sách lông.
178.韋 Vi: Da thuộc, trái ngược nhau.
179.韭 Cửu: Cây Hẹ.
180.音 Âm: Tiếng, âm thanh phát ra tai nghe được.
181.頁 Hiệt: Cái đầu.
182.風 Phong: Gió.
183.飛 Phi: Bay.
184.食 Thực: Ăn.
185.首 Thủ: Đầu.
186.香 Hương: Mùi thơm.
187.馬 Mã: Con ngựa.
188.骨 Cốt: Xương.
189.高 Cao: Trái lại với thấp là cao.
190.髟 Tiêu: Tóc dài. Hình chữ trường長và chữ sam彡. Lông dài (tóc dài).
191.鬥 Đấu: Đánh nhau, chiến đấu, đấu tranh…
192.鬯 Sướng: Loại rượu lễ để cầu thần.
193.鬲 Lịch (Cách): Cái Đỉnh hương. Ngăn cách âm dương.
194.鬼 Quỷ: Ma quỷ.
195.魚 Ngư: Cá.
196.鳥 Điểu: Chim.
197.鹵 Lỗ: Đất mặn, Muối trong đất.
198.鹿 Lộc: Con Nai.
199.麥 Mạch: Lúa Mạch.
200.麻 Ma: Cây Gai.
201.黃 Hoàng: Màu vàng.
202.黍 Thứ: Lúa nêp.
203.黑 Hắc: Màu đen.
204.黹 Chí (Phất): Thêu may.
205.黽 Mãnh: Con Ếch.
206.鼎 Đỉnh: cái vạc.
207.鼓 Cổ: Cái trống.
208.鼠 Thử: Con Chuột.
209.鼻Tỵ: Cái mũi.
210.齊 Tề: Lúa trổ đều bông, Chỉnh tề.
211.齒 Xỉ: Răng. Lẻ loi.
212.龍 Long: Con Rồng.
213.龜 Quy: Con Rùa.
214.龠 Dược: Nhạc khí như ống sáo có lỗ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét